Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Nấm linh chi: có bao nhiêu loại



Thành phần các dược chất chủ yếu của nấm linh chi là Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan… Đặc biệt trong nấm linh chi, hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm 5-8 lần.


Nấm linh chi: có bao nhiêu loại-1


Nguồn gốc của nấm linh chi

Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ nấm lim, còn có tên khác như Tiên thảo, Nấm trường thọ, Vạn niên nhung. Thường mọc trên các cây gỗ đã chết trong rừng.

Nấm linh chi có mũ dạng thận, tròn hoặc dạng quạt, dày, đường kính 1-5cm, cuống dài đính lệch, hình trụ tròn hay dẹt, có khi phân nhánh; mặt trên mũ có những vòng đồng tâm, mép lượn sóng. 

Bào tử hình bầu dục hoặc hình trứng, cụt đầu, mầu gỉ sắt, có một mấu lồi và nhiều gai nhọn. Toàn cây nấm màu nâu đỏ, đỏ vàng hoặc nâu đen. 

Cánh nấm linh chi mặt dưới có màu vàng chanh nhạt, mặt trên có màu nâu gỗ, cơ cấu mặt cắt nấm rắn chắc, không mềm xốp. Đặc biệt khi bóp vào cánh nấm từ ngoài vào trong nấm không bị biến dạng hay bị đàn hồi.

Nấm linh chi: có bao nhiêu loại-2



Phân loại nấm linh chi

Hiện nay có 6 loại Nấm linh chi được nghiên cứu nhiều nhất: Linh chi xanh (còn gọi là Thanh chi hay Long chi); Linh chi đỏ (còn gọi là Xích chi, Hồng chi hay Đơn chi); Linh chi vàng (còn gọi là Hoàng chi, Kim chi); Linh chi trắng (còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi; Linh chi đen (còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi); Linh chi tím (còn gọi là Tử chi hay Mộc chi).

Trong đó Linh chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến trên thế giới, nhiều nhất là ở Bắc Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. 

Đây là loại nấm linh chi thân gỗ, nấm non có màu đỏ bóng ở mặt trên và màu trắng ở mặt dưới, khi trưởng thành có bào tử màu nâu bám ở mặt trên. Nấm linh chi đỏ đã được nuôi trồng số lượng lớn ở nhiều nước trên thế giới để đáp ứng nhu cầu sử dụng, có thể kể đến: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,…

Nấm linh chi đỏcòn có tên gọi là Hồng Chi, Xích Chi hay Đơn Chi có màu đỏ. Nấm loại này có vị đắng, tính bình, không chứa độc tố. Có tác dụng tăng cường trí tuệ, bổ máu, tốt cho hệ tim mạch, chữa trị chứng khó thở, đau tức ngực.

Nấm linh chi vàngCòn được gọi là Hoàng chi hay Kim chi, màu vàng vị ngọt, tính bình, không độc, chuyên trị an thần, ích tì khí.

Nấm linh chi xanh: hay còn còn là Thanh Chi hay Long chi có màu xanh, nấm không chứa độc tố, tính bình, có vị chua. Thanh chi dùng trong các trường hợp mắt mờ, có tác dụng làm sáng mắt, bổ gan, thanh nhiệt giải độc gan, giúp ổn định hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ.

Nấm linh chi đen: Linh chi đen còn được gọi là Hắc chi hay Huyền chi, màu đen vị mặn, tính bình, không độc trị chứng bí tiểu, ích thận khí.

Nấm linh chi trắng: Còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi, màu trắng vị cay, tính bình, không độc, ích phổi, thông mũi, cường ý chí, an thần, chữa ho nghịch hơi.

Nấm linh chi tím: Còn được gọi với tên Tử chi hay Mộc chi, màu tím vị ngọt, tính ôn, không độc, đặc trị đau nhức khớp xương, gân cốt.

Nấm linh chi thượng hoàng: Hay còn gọi là hoàng chi, hoàng sơn, đây là một loại nấm mọc trên thân cây dâu đã chết, mục. Nấm thượng hoàng là loại nấm quý và hiếm nhất hiện nay.


Nấm linh chi: có bao nhiêu loại-3



Tác dụng của nấm linh chi

Nấm linh chi từ thiên nhiên từ lâu đã được chứng minh là rất tốt nhất cho sức khỏe. Nấm có vị đắng, tính bình, không độc, tăng trí nhớ, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, đường máu cao, điều hòa và ổn định huyết áp.

 Nấm linh chi tăng cường hệ miễn dịch: Nấm linh chi giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và kháng siêu vi, giúp cơ thể luôn tươi trẻ và tăng tuổi thọ.

 Nấm linh chi tốt cho hệ hô hấp: nấm linh chi có tác dụng rất tốt với các bệnh về đường hô hấp, được dùng để điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản, hiệu quả có thể đạt tới 80%.

 Nấm linh chi phòng bệnh thấp khớp: nấm linh chi giúp xương khớp chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh về khớp.

 Nấm linh chi găn ngừa ung thư: Chất germanium trong nấm linh chi có tác dụng ngăn chặn và kìm hãm sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Làm tăng cường sức khỏe của bệnh nhân trong quá trình xạ trị.

 Nấm linh chi điều hòa huyết áp: nấm linh chi có tác dụng điều hòa, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm linh chi giúp làm hạ huyết áp, dùng lâu thì huyết áp ổn định

 Nấm linh chi giúp làm đẹp da, chống lão hóa: nấm linh chi giúp cơ thể bài tiết các độc tố trong cơ thể, có tác dụng loại bỏ các sắc tố lạ trên da làm cho da dẻ đẹp, hồng hào, chống các bệnh ngoài da như dị ứng, trứng cá.

 Nấm linh chi ngăn ngừa các bệnh về gan: Nhóm sterois giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp choleterol, trung hoà vi rút, ức chế nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên có hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…

 Nấm linh chi cải thiện hệ tim mạch: nấm linh chi làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu nên dùng được với những trường hợp co thắt mạch vành, nhờ vậy mà giảm được cơn đau thắt tim.

 Nấm linh chi tăng cường hệ tiêu hoá: Linh chi làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hoá, nên chống táo bón mãn tính và tiêu chảy.

 Nấm linh chi ngăn ngừa bệnh tiểu đường: nấm linh chi có chất Polysaccharide làm khôi phục tế bào tiểu đảo tuyến tụy và từ đó thúc đẩy quá trình tiết insulin, cải thiện cơ bản thiểu năng insulin làm giảm đường huyết trong máu người mắc bệnh tiểu đường.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét